Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2018

Biển và niềm tin cuộc sống

   

     Sinh ra trong một gia đình gắn liền với nghề biển, một miền cực đông của Tổ Quốc. Tôi cảm nhận được mùi mặn của biển, cái nắng chói chang của mặt trời và những cơn gió nam cực nóng.
                  Ngay từ khi còn chưa vào học lớp 1, chúng tôi (anh em nhà tôi) đã được bố mẹ đưa đi trên những con thuyền ( chúng tôi thường gọi là "GHE" ) để đi trang trải cuộc sống cùng bố mẹ. Không có một cô giáo trông trẻ , hay một bảo mẫu nào chăm chúng tôi, mà thời đó cũng không nổi trội như bây giờ ( các cháu mẫu giáo đã được các trường chăm lo từng bình sữa, từng miếng ăn, chăm sóc từ A đến Z, Sáng đưa con đi, chiều đón con về).
                 Khoảng 4 đến 5 tuổi chúng tôi đã được tập bơi và bơi rất giỏi sau chưa đầy 3 đến 4 tháng. Chúng tôi cũng không biết được biết bơi như thế nào, có lẽ là bẩm sinh chăng ? ( chúng tôi nghĩ vậy). Làng tôi những đứa trẻ cũng lứa tuổi tôi lúc đó mà không biết bơi, một là con gái sợ bơi, hai là quá nhát, quá sợ khi đã qua tập bơi, còn hầu như đều biết bơi và con bơi rất giỏi.
                Khi bước vào lớp 1, Tôi vẫn được học đầy đủ, nhưng "hè" lại chúng tôi vẫn phải theo bố mẹ theo biển khơi để trang trải cuộc sống, chúng tôi chăm ngon và làm việc nhỏ nhỏ là bố mẹ thích rồi vì không tốn thời gian chăm chúng tôi, làm việc với biển để kiếm sống.


               Thời còn tiểu học khoảng lớp 3, lớp 4 Tôi phải vừa học vừa chăm em, vì em Tôi còn nhỏ quá, mà bố mẹ tôi thì phải đi ra biển để kiếm sống. Tôi và một bà Cô cùng chăm sóc em Tôi. Tôi còn nhớ hồi học lớp 5, cô Tôi đi đâu đó để Tôi trông em, nhưng vì sáng đó Tôi phải đi học nên để em một mình ở nhà, nhà Tôi cách trường không xa lắm, khoảng 300m. Khi học khoảng 10h sáng, em tôi lúc này ngủ dậy không thấy Tôi cũng không thấy cô Tôi đâu, nó bắt đầu khóc, cái khóc thèm sữa, thèm một người chăm sóc, thèm một người bên cạnh ngay lúc này. Cô ơi!!! cô đâu rồi!!!..... anh ơi! anh nơi đâu!!!! Tôi không biết em tôi khóc bao lâu, nhưng hàng xóm nhà tôi đã phát hiện ra em tôi chỉ có một mình và đang khóc. Hàng xóm qua ôm và dỗ dành nó nhưng nó cũng không ngưng khóc, có lẽ khá lâu , hàng xóm của Tôi mới nghĩ ra phải đến trường gọi Tôi về. Khi cô hàng xóm đến Trường và nhắn tôi về chứ em đang khóc ở nhà, Tôi vội xin phép cô giáo rùi về chăm sóc em. Khi thấy tôi về nó không còn khóc nữa. Khoản chiều thì bố mẹ Tôi  đi biển về, và cả nhà quây quần bên nhau thật vui và thật ấm áp.

                Chúng tôi cứ như thế ngày càng lớn dần lên, học hết tiểu học, chúng tôi phải vào Huyện học, vì là một xã nghèo, không phát triển như bây giờ, giống như một bán đảo chưa biết đến. Chúng tôi đi bằng thuyền vào Huyện học, chúng tôi đi bằng đường biển vào Huyện, về cũng bằng đường biển ( ngày xưa nhà nước chưa làm đường lớn như bây giờ), mỗi tuần đầu chúng tôi thường về vì nhớ nhà, nhớ bố mẹ. Dần dần cũng quen chúng tôi về lâu hơn, 2 tuần rồi đến 3 tuần.
                Cứ đến hẹn lại lên mùa hè chúng tôi lại về nhà, và tiếp tục ra biển khơi, nơi cung cấp nguồn sống cho chúng tôi. Cho cá , tôm , mực....và mang đến giá trị tài sản vật chất nhà cửa từ nguồn thủy sản phong phú đó. Tôi lúc đầu thấy đi biển cùng bố mẹ là cảm thấy bị ép buộc gò bó phải chịu như vậy, nhưng càng ở biển tôi càng thấy sức mạnh gì đó trong tôi. Không còn cảm thấy gò bó mà ngược lại cảm thấy thích thú nữa , cảm giác lúc đó thật khó tả. Có lẽ tôi đã yêu cái màu sắc xanh của biển, hay yêu sự phong phú của nguồn thủy sản ở đó, cũng có thể tôi đã quá quen với công việc đi biển đó rồi.
                 Tôi còn nhớ có một lần sóng to lắm , hôm đó là thuyền nhà Tôi đang ở cách đất liền khoảng 400 Hải Lý, rất xa so với đất liền, trên thuyền chi có 2 bố con, chúng Tôi nhân được tin bão xa, nên vội chạy vào bờ, nhưng đang trên đường về sóng đã rất lớn, nhìn từ xa tôi đã thấy những còn sống cao 4m đến 5m, thuyền chúng Tôi đang di chuyển rất gần những ngọn sóng ấy, và điều gì đến đã đến , sóng đánh thẳng vào thuyền của chúng Tôi.
                Tôi như choáng voáng và hoảng sợ, và hỏi bố Tôi,  sao thế bố, có bão tới à ? bố tôi nói : "Sóng lơn lắm, con núp xuống dưới đi". Nhưng tôi vẫn cố ngước lên nhìn xem việc gì đang xảy ra, Tôi nhìn phía trước sóng cao cả 4m đến 5m như muốn nuốt chửng con thuyền của chúng tôi.
                Tôi hét lên : "Trời ơi! sao mà cao vậy, chắc chết ở đây mất",
                Bố Tôi trấn an Tôi: " không sao đâu con, hãy núp xuống và đừng nhìn nữa"
               Tôi vẫn đứng nhìn những con sóng cứ dồn dập, cuồn cuộn tiến thẳng vào thuyền chúng Tôi. Tôi cảm giác sợ hãi, và tay ghì chặt cabin của thuyền nhưng vẫn không chịu núp. Tôi nhìn bố Tôi đang cầm tay lái, lái theo con sóng dữ để thuyền không bị nó nuốc chửng, Tôi khâm phục bố Tôi vẫn kiên định và không một chút sợ hãi, lái thuyền theo con sóng dữ.
              Bỗng Tôi nghe tiếng nước ào ào, và một cái giật mạnh " ầm".


              "Chết rồi" Tôi thét lên. Thuyền chúng Tôi vừa bị con sóng dữ đánh trúng, nước phủ đầy thuyền và ào ào ập đến Tôi, Tôi cũng bị ướt mặt dù đã ngồi phía trên cao. Con sóng ấy chưa dừng lại nó giật mạnh thuyền chúng Tôi lên xuống:" ầm ầm", Tôi cảm giác như thuyền muốn vỡ làm hai, và nước đang tràn vào rất mạnh, như thác nước từ trên cao đổ xuống thuyền chúng tôi. Tôi run sợ và lạnh cả người, cá thân người không còn một chút sức lực nào.  Nhưng may thay, nước chỉ có trên bờ mặt , và thuyền không bị gì cả. Tôi bị một phen hú vía, hồn lên mây, cảm giác mọi thứ đang sụp đỗ.
              Thuyền chúng Tôi lao vù vù về phía trước, và tiến thẳng vào bờ, nhưng vẫn còn rất xa, trời trên cao thì mưa ầm ầm, gió rét từng cơn dzữ dzội, tay Tôi vẫn bám chặt cabin không một chút rời nó, mà mắt cứ nhìn chằm chằm vào con sóng dữ không một phút chợp mắt. Cứ như thế chúng Tôi chạy 2h liền vẫn chưa đến bờ, lúc sóng nhẹ tí, lúc muốn làm thuyền tôi lật, như muốn nuốt chửng chúng Tôi. Gần tới bờ chúng Tôi mới cảm nhận được sự yên bình.
             Bố Tôi bảo tôi : " Tới bờ rồi, con tới trước thả neo để thuyền đậu, chỗ này là yên tĩnh nhất rồi", tối nay chúng ta sẽ ngủ ở đây".
             "Dạ " , Tôi đáp lại. Tôi chạy vội về phía trước và thả neo, sau khi thả neo, Tôi nhìn xung quanh con thuyền có bị hư hại gì không sau khi va chạm nhiều con sóng dzữ dzội. May thay thuyền không bị hư hại gì,
              Tôi sung sướng nói với bố Tôi:  " Con thuyền này chắc chắn lắm bố" , sóng to vậy mà không hư hại gì".
               Bố Tôi nói : " Con thuyền chắc hay không chắc là do ở mình con à, mình không có niềm tin, không vững tay lái, thì thuyền có chắc đến đâu cũng vỡ, và sóng sẽ nhấn chìm chúng ta xuống biển", "những con sóng dzữ không chừa một ai cả, người dân biển chúng ta phải đón nhận chúng khi ngày nào vẫn còn kiếm sống trên biển", "cái nghề này phải vậy, sóng gió ập tới lúc nào không biết đâu con". Vả thật vậy, làm nghề biển , sóng gió ập tới là bình thường, đang ở trên biển sao mà chạy vào bờ kip.


              Chúng Tôi vừa neo đậu được khoảng 15 phút thì cũng có khoản 5 ,6 chiếc thuyền khác neo đậu bên cạnh, các thuyền trưởng bên đó nói có 1 thuyền to gấp 3 lần thuyền của Tôi đã bị sóng đánh chìm, người đã được vớt lên các con thuyền khác rồi, còn chiếc thuyền đã được thả các vật nổi, đang lênh đênh trên biển, với sóng gió này chắc khoảng 5, 6 ngày nữa mới trục vớt lên được. Thế ây, thuyền có to có bự có chắc đến đâu cũng bị sóng đánh chìm, chuyện may rủi, sống hôm nay chưa biết ngày mai là vậy đó. Biển cho ta rất nguồn hải sản phong phú nhưng cũng dễ đánh úp, cướp đi mạng sống của người dân biển chúng Tôi.Trước sóng gió, niềm tin cuộc sống, sự vững vàng, đầy bản lĩnh mới có thể vượt qua hàng ngàn con sóng dzữ ấy. Đây là bài học Tôi nhớ mãi  .



                                                                                                                       Huynh Than



           

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

Các chính sách mới về hóa đơn điện tử và đăng ký doanh nghiệp

 Điểm qua những quy định mới ban hành:
  • 1.Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử (HĐĐT) khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đã được Chính phủ ban hành ngày 12/09/2018. Có hiệu lực thi hành từ  ngày 01/11/2018.


►Doanh nghiệp đã thông báo phát hành HĐĐT trước ngày 01/11/2018 thì được tiếp tục sử dụng HĐĐT đang sử dụng.

► Doanh nghiệp đã thông báo phát hành hóa đơn giấy trước ngày 01/11/2018 thì tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy đến hết 31/10/2020. Ngoài ra doanh nghiệp cần thực hiện nộp Phụ lục mẫu số 03 ban hành tại nghị định này liệt kê danh sách hóa đơn bán hàng trong kỳ cùng với thời gian nộp tờ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế (CQT).

► Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập trong thời gian từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, thực hiện theo hướng dẫn của CQT.

► Kể từ thời điểm sử dụng HĐĐT có mã của CQT, doanh nghiệp phải thực hiện hủy những hóa đơn giấy còn tồn chưa sử dụng (nếu có).


Việc chuyển đổi HĐĐT thành chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán và không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán. Đối với hàng hóa lưu thông trên đường cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu.




  • 2. Các Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ sẽ hết lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020.
  • 3. Sửa đổi hàng loạt quy định về đăng ký doanh nghiêp:
         Chính phủ ban hành nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định về đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN) tại nghị định 78/2015/ND-CP, đơn cử: 
       ►  Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu giấy đề nghị DKDN, thông báo thay đổi nội dung DKDN, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ sơ DKDN.
         Doanh nghiệp có thể đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời đăng ký thay đổi nội dung DKDN, thông báo thay đổi nội dung DKDN khác, trừ trường hợp đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật.
Bổ sung quy định cụ thể về đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh.
       Doanh nghiệp không nhất thiết phải lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh...
       ►Nghị định này có hiệu luật từ ngày 10/10/2018.

                                                                                              Huynh Than